Mùa hè nắng nóng là mùa mà nhiều căn bệnh nguy hiểm hoành hành. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây về cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng.
Hầu hết mọi người đều biết mùa hè là thời điểm các bệnh tiêu hóa, viêm nhiễm, da liễu... có nguy cơ bùng phát cao, vì vậy, ai cũng "nâng cao cảnh giác" để đề phòng các bệnh này. Cũng chính vì chủ quan mà nhiều người không đề phòng những bệnh khác.
Không nhiều người cho rằng, ra mồ hôi thất thường, viêm họng hay... là những xuất hiện trong mùa hè. Nhưng thực tế, nếu không chú ý giữ sức khỏe, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh này.
3. Bệnh cường tuyến giáp
Ít ai biết được rằng, vào mùa hè, khả năng bị bệnh cường tuyến giáp (bệnh cường giáp) ở con người lại tăng lên. Đó là bởi vì bức xạ từ ánh mặt trời do năng nóng có thể gây ra tình trạng này.
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ. Tuyến này sản xuất hormone thyroxin điều khiến mức chuyển hóa cơ bản của cơ thể, tức là điều khiển các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Nếu một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp hoạt động quá mạnh và sản xuất ra quá nhiều thyroxin (tình trạng này thường gặp vào mùa hè, khi cơ thể phải đối mặt với nhiều bệnh) thì chmức năng chuyển hóa cơ bản tăng và có thêm nhiều triệu chứng đi kèm. Tình trạng này gọi là cường tuyến giáp, nhiễm độc tuyến giáo hay bướu cổ độc...
Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc. Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sĩ. Giải pháp cho bạn là hạn chế ra ngoài trời nhiều trong thời tiết nắng nóng.
4. Nhiễm trùng da
Vào mùa hè, da thường phải chịu những tiếp xúc ngoài ý muốn nên dễ bị mắc các bệnh như ghẻ hay nấm. Nếu bạn đi dạo trên bờ biển mà không mang dép thì rất dễ gặp các bệnh dạng nấm hay nhiễm trùng do bị xước da chân.
Cách phòng tránh: Hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị, đi dép khi dạo trên bờ biển và không ngồi trực tiếp vào bãi cỏ hay bãi cát. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc nứt da chân (nấm).
5. Côn trùng cắn
Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.
Cách chữa trị: Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu. Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan, uống thuốc kháng dị ứng.
6. Bệnh đường ruột
Các vi khuẩn gây bệnh có ở khắp nơi. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Cách chữa trị: Uống thuốc để đẩy chất độc trong người ra ngoài, đồng thời dùng nhiều các chế phẩm từ muối để bù lại lượng nước đã mất. Khi vẫn còn các triệu trứng của bệnh, chỉ nên ăn cháo làm từ gạo hay kiều mạch. Đừng sợ khi bị nôn hay tiêu chảy vì đó chỉ là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khi bị ngộ độc.
Cách phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ tay chân, rửa sạch thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách.
Những lưu ý để có một mùa hè khỏe mạnh
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người bị xây xẩm, chóng mặt, kiệt sức vì nóng.
Cũng có nhiều trường hợp đau bụng do thời tiết nắng nóng.
Thời tiết nắng nóng cũng gây ra nhiều trường hợp say nắng và số bệnh nhân bị chảy máu mũi do nóng cũng gia tăng.
Thời tiết khô, nóng có xu hướng làm khô màng nhầy bên trong mũi và có thể dẫn đến sự hình thành các lớp vảy, các lớp vảy này sẽ bị bong ra khi ngoáy mũi và gây chảy máu mũi, bác sĩ giải thích.
Vào mùa hè nắng nóng, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn và cơ thể bị mất muối nhiều hơn, đó là nguyên nhân gây ngất xỉu và kiệt sức.
Hãy bảm bảo uống đủ nước trong suốt cả ngày trong những ngày nắng nóng cao độ, để duy trì mức độ muối cho cơ thể nhé!
Ngoài ra, thời tiết nắng nóng còn làm gia tăng các dạng bệnh nhẹ do nhiệt như kiệt sức vì nóng và chuột rút do nhiệt trong thời tiết nắng nóng.
Đây là hậu quả của việc tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao cùng với mất nước và gắng sức về thể chất.
Bác sĩ cho biết khi cảm thấy bị cảm nắng, nên tránh dùng thuốc giảm đau mà chỉ nên uống nhiều nước và có chế độ ăn uống cân bằng.
Uống thuốc giảm đau trong thời tiết nóng có nguy cơ rất cao gây ra một số tổn thương thận, bác sĩ khuyến cáo.
Các bác sĩ khuyên nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nên mặc quần áo sáng màu khi ra đường để giảm sự hấp thụ nhiệt.
Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên nắng nóng đến cực điểm, mức độ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị lả đi vì nóng hay say nắng, đây là mức độ trầm trọng hơn của kiệt sức do nhiệt, xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng đến 40 độ C hoặc cao hơn.
Các triệu chứng của sự lả đi vì nóng hay say nắng bao gồm đau nhói đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở nhanh, yếu cơ bắp.
Các bác sĩ nói thêm rằng các trường hợp lả hoặc say nắng bắt đầu khi nhiệt độ không khí tăng lên trên 42 độ C, và khuyên mọi người không nên gắng sức trong những ngày nắng nóng cao độ.