Bệnh tay chân miệng lây lan rất nhanh và chưa có thuốc điều trị hiệu quả, thường gặp vào tháng 3-5 khi thời tiết giao mùa. Mẹ nên áp dụng những cách phòng chống lây lan bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới đây để bảo vệ con và tránh khả năng gây thành dịch lớn.
Bệnh tay chân miệng do 2 nhóm virus chủ yếu gây nên là Coxsackie A và virus Enterovirus 71, bệnh tay chân miệng lây lan từ người sang người, đặc biệt là dưới trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Hiện nay bệnh chưa có vacxin tiêm phòng, thuốc đặc trị hiệu quả lại dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên cách tốt nhất là mẹ hãy áp dụng những biện pháp phòng bệnh tại nhà cho trẻ.
Những con đường lây lan của bệnh tay chân miệng
Những chủng virus gây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do nhóm virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Bệnh có khả năng lây lan từ người sang người, và có tốc độ lây lan mạnh nhất ở tuần đầu tiên bị bệnh (giai đoạn ủ bệnh, chưa xuất hiện những triệu chứng rõ ràng) nên dễ tạo thành dịch bệnh.
Lây lan trực tiếp do tiếp xúc với dịch tiết từ người bệnh
Virus tay chân miệng được phát hiện trong những chất dịch tiết từ mũi họng như nước bọt, đờm hoặc chất nhầy mũi của người bệnh. Khi người lành tiếp xúc với những chất này thì virus sẽ lây lan qua đường hô hấp.
Lây lan khi chăm sóc cho người bệnh
Ngoài ra khi chăm sóc cho người bệnh tay chân miệng, nếu không rửa tay sạch sẽ thì sẽ dễ nhiễm bệnh do những bọng nước trên cơ thể người bệnh vỡ ra sẽ lây lan virus.
Tiếp xúc với phân người bệnh hoặc những bề mặt có chứa virus (virus tay chân miệng sống được vài tuần ở nhiệt độ lạnh 40 độ C và 30 phút với nhiệt độ thường), sau đó chạm vào mắt mũi miệng.
Bệnh tay chân miệng do virus cấp tính gây ra và 90% bệnh nhân có thể khỏi bệnh nếu được chăm sóc và điều trị hợp lý. Trẻ em có nguy cơ mắc tay chân miệng cao hơn vì có hệ miễn dịch yếu, lại dễ bị tái phát. Do có hơn 70 virus thuộc nhóm Picornaviridae có thể gây bệnh nên mẹ không nên chủ quan rằng con đã mắc tay chân miệng rồi thì không bị tái phát nữa.
Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh và thuốc đặc trị tay chân miệng nên để bảo vệ sức khỏe cho con mẹ nên chủ động phòng bệnh cho con tại nhà.
Cách phòng chống lây lan tay chân miệng tại nhà cho trẻ
Rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước bộ y tế đã hướng dẫn:
Ba mẹ rửa tay bằng xà phòng nhiều lần mỗi ngày khi tiếp xúc với những chất bẩn, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, sau khi chăm sóc trẻ như cho bé ăn, đi tiêu tiểu.
Bé rửa tay sạch dưới vòi nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đồ chơi.
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
- Lau chùi nhà cửa mỗi ngày một lần, giữ cho không gian xung quanh nhà sạch sẽ và thoáng mát.
- Những vật dụng dễ chứa vi khuẩn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang...cần được làm sạch bằng các dung dịch sát khuẩn.
- Đồ chơi của trẻ cần được khử trùng thường xuyên bằng cách ngâm trong xà phòng hoặc nước javel pha loãng, sau đó hong khô trước khi cho bé chơi.
- Khi hắt xì, ho sổ mũi phải dùng khăn giấy lau sạch và vứt rác đúng quy định. Ba mẹ không nên ho, hắt hơi trước mặt trẻ và người khác.
Có chế độ ăn uống khoa học và điều độ
Cho trẻ ăn uống dinh dưỡng là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả
- Những trẻ dưới 5 tuổi thường có sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh tay chân miệng, vì thế mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như: thịt heo, bò, gà, sữa, cá và những thức ăn giàu kẽm, chất xơ và vitamin như rau xanh, trái cây chín...
- Nên sử dụng đồ ăn tươi ngon, được nấu chín kĩ lưỡng để bảo vệ sức khỏe của gia đình. Khi ăn không cho bé bốc tay hoặc cho tay vào mắt, mũi, miệng.
- Khi bé còn nhỏ mẹ không mớm thức ăn, bốc thức ăn cho vào miệng trẻ hoặc cho trẻ dùng chung những vật dụng ăn uống hằng ngày với người khác.
- Không ăn những thức ăn được chế biến quá tay như quá cay, quá mặn hoặc quá ngọt… và không sử dụng chất kích thích.
Không cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh
Những cách đơn giản phòng bệnh tay chân miệng ngay tại nhà
- Cho bé nghỉ học khi trong lớp có trẻ bị mắc tay chân miệng, không tiếp xúc gần với những người có biểu hiện như ho, sốt, phát ban…
- Nhà vệ sinh trong nhà hoặc trường học phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ và diệt khuẩn, phân và chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng cách.
- Khi có thông tin nguồn bệnh đang lây lan thì không cho trẻ đi học hoặc chơi đùa ở những nơi công cộng.
Theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh của trẻ
- Mẹ phải biết về những biểu hiện của những bệnh thường gặp của trẻ như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết… để nhanh chóng nhận biết bệnh tình của trẻ để đưa trẻ ngay đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhà.
- Khi trẻ còn nhỏ phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để tránh nguy cơ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Khi con có những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng mẹ cần cách ly với những trẻ lành khác và đưa trẻ đi khám và điều trị. Không được tự ý sử dụng thuốc ở nhà cũng như áp dụng những biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng.
- Ba mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp phòng bệnh cho bản thân để tránh lây lan chéo cho con.