Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng có gì mới?
1. Sự tiến bộ trong kỹ năng ăn uống
Nếu chưa biết dùng muỗng, bé cũng đã sớm sử dụng được ống hút, hoặc uống bằng ly mà không đổ. Sự xuất hiện của răng hàm làm cho kỹ năng nhai của bé sẽ được củng cố hơn bao giờ hết. Điều này là nét mới đáng kể nhất đối với các bữa ăn của bé.
2. Vẫn cần chia nhỏ bữa ăn
Bụng của bé là rất nhỏ so với người lớn, vì vậy bé sẽ không thể ăn nhiều trong một lần. Thay vào đó, bé sẽ thích được ăn thêm những bữa phụ lành mạnh.
3. Thức ăn càng đa dạng càng tốt
Từ những miếng pho mát hoặc trái cây, yến mạch, bánh gạo và bánh mì que đều là lựa chọn tốt cho bé. Bé cũng có thể sẽ thích rau sống, chẳng hạn như gậy dưa chuột, cà rốt và cà chua cherry. Càng được ăn đa dạng, bé càng có cơ hội tối ưu lượng dưỡng chất mà mình hấp thụ.
4. Từ chối thức ăn là một cách thể hiện sự độc lập
Khi những kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển, bé sẽ có thể yêu cầu được ăn món này hoặc nói “không” với món khác. Bé đang học tập cách để thể hiện sự độc lập và việc chọn hay từ chối một món ăn cũng là một phần của sự độc lập ấy. Điều này không liên quan đến chuyện mẹ làm thức ăn ngon hay dở, cũng không hẳn là do bé thực sự thích hay ghét món ăn đó.
18 tháng tuổi, bé đã có thể tham gia ăn cùng các thành viên khác trong bữa ăn gia đình. Bé cũng đã biết yêu cầu "lấy thêm nữa", hoặc nói "ăn xong rồi", và thậm chí có thể sử dụng một cái muỗng để tự xúc thức ăn. Tất nhiên, chuyện rơi vãi vẫn xảy ra thường xuyên!
Bữa ăn của bé 18 – 24 tháng cần những gì? Mẹ nên biết những thông tin này để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé trong giai đoạn phát triển này nhé
Bụng của bé là rất nhỏ so với người lớn, vì vậy bé sẽ không thể ăn nhiều trong một lần. Thay vào đó, bé sẽ thích được ăn thêm những bữa phụ lành mạnh.
3. Thức ăn càng đa dạng càng tốt
Từ những miếng pho mát hoặc trái cây, yến mạch, bánh gạo và bánh mì que đều là lựa chọn tốt cho bé. Bé cũng có thể sẽ thích rau sống, chẳng hạn như gậy dưa chuột, cà rốt và cà chua cherry. Càng được ăn đa dạng, bé càng có cơ hội tối ưu lượng dưỡng chất mà mình hấp thụ.
4. Từ chối thức ăn là một cách thể hiện sự độc lập
Khi những kỹ năng ngôn ngữ của bé phát triển, bé sẽ có thể yêu cầu được ăn món này hoặc nói “không” với món khác. Bé đang học tập cách để thể hiện sự độc lập và việc chọn hay từ chối một món ăn cũng là một phần của sự độc lập ấy. Điều này không liên quan đến chuyện mẹ làm thức ăn ngon hay dở, cũng không hẳn là do bé thực sự thích hay ghét món ăn đó.
5. “Phong độ” ăn thất thường
Có một điều hoàn toàn bình thường ở giai đoạn này là bé có thể ăn rất nhiều trong một bữa ăn, và không ăn gì trong bữa tiếp theo. Nhưng nếu bạn đang lo lắng con đang trở thành một đứa trẻ biếng ăn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và không gây áp lực cho con.
6. Bé bắt chước cách ăn uống của bố mẹ
Trong cuộc sống của một đứa trẻ 1-2 tuổi, bố mẹ là hình mẫu lý tưởng nhất. Nếu bé thấy bạn ăn một cái gì đó xa lạ, và nói với bé như thế món đó rất ngon thì nhiều khả năng bé sẽ có hứng thú thử món ăn đó. Hãy thử đặt các món ăn khác nhau ở giữa bàn để mọi người có thể tự phục vụ, vì bé cũng sẽ cố gắng tập ăn một cách độc lập như bố và mẹ vậy.
7. Bé bị hấp dẫn bởi cách bày trí thức ăn
Bé thực sự là một fan của nghệ thuật trang trí thức ăn. Nếu mẹ biến đĩa thức ăn của bé thành một bức tranh, một khuôn mặt cười hay hình con thú nào đó, bé sẽ thích thú ăn đến miếng cuối cùng cho mà xem.